15811 lượt xem

10 lý do ấp trứng không nở, nở kém, nhận biết và cách khắc phục

Kính chào bà con, việc nâng cao năng suất, chất lượng trong nông nghiệp nói chung và trong ngành chăn nuôi nói riêng là một điều rất đáng quan tâm. Một trong số đó là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công việc chăn nuôi giúp giảm thời gian, công sức lao động, mà vẫn đạt được kết quả cao, giúp tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, lãi cao…..

Bài viết dưới đay chúng tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân, đã vận dụng kỹ thuật của chuyên gia và đã mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi gà và cách ấp trứng gà, vịt, gia cầm trong phạm vi hộ gia đình liên quan đến các nguyên nhân ấp trứng không nở

A. Tại sao gà mẹ ấp trứng không nở:

1. Do gà mẹ vụng về

Trên thực tế, nhiều gà mẹ có thể có khả năng đẻ rất tốt nhung khả năng ấp thì không. Bằng chứng là tỉ lệ nở rất ít hoặc không nở, hoặc làm vỡ trứng, ung trứng

Để biết được nguyên nhân, bà con cần quan sát con gà mẹ, từ đó biết được con nào thích hợp hơn với việc ấp. Điều này hoàn toàn phải dựa trên kinh nghiệm và quan sát mà có. Từ đó sẽ quyết định được nên cho con mẹ nào được ấp.

2. Do trứng không có trống :

Trước khi cho trứng vào ấp, bà con cần soi trứng, loại bỏ những quả trứng không có phôi.

Có thể dựa vào kinh nghiệm quan sát đàn gà của gia đình, con trống co khỏe mạnh không, có đạp mái thường xuyên không, những lứa con trước của trống nở có tốt không, có khỏe mạnh không

3. Do thời tiết :

Nếu trời quá nóng (trên 37 độ C) hoặc quá lạnh (dưới 10 độ C) thì việc ấp nở trứng cũng diễn ra rất khó khăn

Cách khắc phục: Đưa ổ gà vào nơi mát mẻ, dưới bóng cây về mùa hè và quây kín tránh gió lùa về mùa đông. Dừng việc ấp lại cho đến khi nhiêt độ ổn định hơn vào mùa Thu và Xuân

B. Tại sao máy ấp trứng không nở???

Loại bỏ vấn đê về trứng không có trống hoặc trống non yếu, thì máy ấp trứng hầu như khắc phục được các vẫn đề của gà mẹ khi cho ấp. Tuy nhiên khi dùng máy ấp trứng, chúng ta cũng phải lưu ý các vấn đề sau:

4. Do bảo quản trứng không tốt:

Trứng gà sau khi gom về cần bảo quản ở nhiệt độ tốt nhất từ 12-22 độ C trong 10 ngày. Ở những vùng miền có nhiệt độ cao hơn từ 27-32 độ C thì chỉ nên bảo quản trứng trong 5-6 ngày phải cho vào ấp. Nếu mùa hè nhiệt độ tăng cao phải tìm chỗ mát để trứng

Nếu để trong tủ lạnh phải bọc giấy báo vào trứng để khi cho ra ngoài trứng không bị sốc nhiệt. Không nên bảo quản trong tủ lạnh nếu không biết chính xác nhiệt độ trong tủ lạnh là bao nhiêu.

5. Do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

Cách nhận biết: đối với trứng gà, ở nhiệt độ chuẩn, gà sẽ bắt đầu nở vào ngày 20, nở đồng loạt vào cuối ngày 20 và kết thúc vào ngày 21. Tuy nhiên nếu như nhiệt độ thấp hoặc cao quá có thể làm cho gà không nở được hoặc nở rất ít.

Khắc phục: nếu gà nở lác đác và bắt đầu nở từ ngày 21,22 thì máy ấp của các bác đang bị thiếu nhiệt, tức ta phải tăng lên 0.2-0.3 độ C so với nhiệt độ ban đầu. Nếu gà nở sớm 18-19 ngày đã nở thì máy đang bị thừa nhiệt, tức là phải giảm đi 0.2-0.3 đô so với ban đầu

Một số loại máy ấp trứng hiện nay đều đã được can chỉnh nhiệt sẵn từng máy, hoặc có thể hiệu chỉnh chuẩn nhiệt giúp sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Có thể tham khảo một số dòng máy ấp sau

http://mayaptrungcne.com/vi/

6. Do thiếu, thừa độ ẩm

Như chúng ta đã biết, độ ẩm thích hợp khi ấp trứng từ ngày 1-17 là 50-60%, khi nở tức là từ ngày 18-21 thì ta phải tăng lên là 70-75%

Nhận biết:

Nếu gà con khẻ mỏ vào ngày 20 nhưng không nở được, lông bị khô, thì khả năng rất cao là thiếu độ ẩm lúc chuẩn bị nở. Khắc phục bằng cách tăng diện tích bát nước, xịt sương mù ngày 2-3 lần, ở những máy ấp to hơn, từ 500 trứng đổ laane, ta nen dùng thêm phun sương tạo ẩm

Nếu gà đã hình thành đầy đủ lông, nhưng đập trứng ra thấy gà chết trong màng nhầy lớn, thì nghĩa là độ ẩm khi ấp bị cao quá, khắc phục bằng cách giảm diện tích bát nước

7. Mất điện trong khi ấp

Máy ấp trúng chỉ cho phép mất điện khoảng 10 tiếng trong 1 lứa ấp. Nếu mất điện lâu hơn, khoảng 24h. Trứng sẽ nở muộn 1 ngày và tỉ lệ nở sẽ giảm

8. Quá nhiệt trong khi ấp

Do một nguyên nhân nào đó: sự cố của máy, nhiệt độ môi trường quá cao… sẽ làm cho máy ấp trứng bị quá nhiệt. Các loại máy ấp trứng hiện nay từ đơn giản đến phức tạp đếu phải có còi cảnh báo quá nhiệt cho người dùng thì mới đảm bảo được chất lượng

Nhiệt tăng cao từ 40 độ trở lên trong 1 giờ, trứng sẽ bị chết phôi

Nhiệt tăng cao khoảng 38,5 độ trong 4 giờ sẽ nở rất kém

Nhiệt xuống thấp dưới 36.5 độ trong 1 ngày trứng sẽ nở kém

9. Quên đảo trứng, đảo trứng không đều, khay đảo không hiệu quả

Trong kỹ thuật đảo trứng thì 1 ngày đảo 2 lần, mỗi lần xoay quả trứng đi 180 độ. Đổi vị trí từ trong ra ngoài từ trái sáng phải 1 lần/ngày là đạt yêu cầu

Đối với đảo trứng bằng máy, máy sẽ đc cài tự động là 2 tiếng đảo 1 lần.

Khay đảo lăn đươc đánh giá là cho hiệu quả tốt hơn so với khay đảo nghiêng

10. Nhiệt độ không đều giữa các tầng

Điều này thường xảy ra đối với các loại máy ấp trứng có nhiều tầng. Thiết bị ra nhiệt thường chỉ được cố định tại 1 vị trí cho gọn nhẹ, nên ở những tầng gần nguồn nhiệt thì nhiệt độ sẽ cao hơn những tầng ở xa. Nếu hệ thống quạt gió không hoạt động tốt thì khả năng trứng không nở được do chênh lệch nhiệt độ là khá cao

Trong trường hợp này các bác phải bố trí đủ số lượng quạt gió, đo nhiệt độ giữa các tầng xem bằng nhau hay cưa. Đồng thời, khay để trứng cũng phải đảm bảo đủ thông thoáng để nhiệt có thể chuyển từ tầng này qua tầng khác.

Nguồn phát nhiệt nên để dưới đáy thùng vì hơn nóng bao giờ cũng bốc lên phí trên. Nhiệt độ chênh lệch khiến những quả trứng không nhận đc đủ nhiệt độ trong khi ấp sẽ không nở được