Cuối mùa xuân, người dân miền bắc lại được hưởng đặc sản “gió nồm”, cơn gió mà ai nghe cũng ngao ngán. Gió nồm mang theo một lượng không khí ẩm lớn, khiến miền bắc vô cùng ẩm ướt. Chăn, gối, quần áo, nền nhà, trên tường, bất cứ chỗ nào cũng có thể ngưng tụ hơi nước.
Ẩm mốc phát triển cũng là lúc mà virus, bệnh dịch phát triển. Người chăn nuôi phải rất lưu ý vì chuồng trải ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh sẽ là điều kiện cho bệnh cầu trùng bừng phát và lây lan nhanh, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng đàn gia cầm.
I. Bệnh cầu trùng ở gia cầm
Là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm và gia súc gây tỉ lệ tử vong cao. Do một loại vi khuẩn tên là Eimeria spp gây ra. Loại vi khuẩn này thường phát triển mạnh khi gặp điều kiện ẩm ướt, xâm nhập vào cơ thể gia cầm qua đường tiêu hóa và hô hấp, ký sinh ở manh tràng và ruột non, làm cho gia cầm rối loạn tiêu hóa. Dinh dưỡng và khoáng chất không hấp thụ được khiến gia cầm giám sức đề kháng, còi cọc, chậm lớn, giảm thịt, giảm trứng và dễ mắc thêm nhiều bệnh khác, bệnh tụ huyết trùng thường mắc liền ngay sau đó, nên mọi người thường gọi lẫn tên 2 loại bệnh này. Bệnh cầu trùng ở gia cầm là bệnh ở gia cầm khi còn non, vào khoảng 20 ngày tuổi, nhưng sức lây lan của nó vô cùng nhanh chóng nên có thể mắc bất cứ lúc nào ở bất cứ độ tuổi nào , sau một thời gian sẽ phá hủy ruột gà dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Cho nên việc phòng chống và ngăn chặn căn bệnh này rất cần chú trọng và khẩn trương.
II. Biểu hiện của bệnh cầu trùng
Thể cấp tính: Gia cầm mắc phải thể này nguy kịch rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể chết sau 1 ngày mắc bệnh. Ban đầu gia cầm tiêu chảy phân lỏng, sau đó tím tái mệt mỏi đi, thể trạng ủ rũ, thở khò khè, mũi chảy nước, sau đó sưng và chảy dịch. Gia cầm chán ăn hoặc bỏ ăn, cổ rụt, liệt chân hoặc cánh, viêm khớp, viêm kết mạc, phân ra máu, dính bết ở hậu môn, có biểu hiện co giật và chết nhanh sau vài ngày.
Thể mãn tính: Ở thể này bệnh tiến triển chậm hơn, thường xuất hiện ở những con gia cầm lớn, hơn 3 tháng tuổi, có sức đề kháng cao hơn con nhỏ, nên nhẹ hơn, hoặc do đã phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc nhưng liều lượng chưa đủ hay cách làm chưa đúng. Ở thể này, gia cầm uống nhiều nước, kém ăn, đi ngoài phân lỏng và ra máu, hoạt động chậm chạp, yếu dần đi, xù lông và ủ rũ.
Những con trưởng thành mắc phải huyết cầu trùng cũng có thể gọi chúng ở thể “mang trùng”. Gia cầm vẫn khỏe mạnh ăn uống bình thường, chỉ thỉnh thoảng đi phân lỏng. Gà mái giảm đẻ, chất lượng trứng xấu, méo mó, vỏ mỏng.
III. Cách phòng bệnh cầu trùng
Không nhập hàng, nhập gia cầm ở những nơi không rõ nguồn gốc, những nơi nghi đang có dịch bệnh. Gia cầm mới nhập ở nơi khác về cần được khử trùng cần thận và cách ly 30 ngày để theo dõi trước khi nhập đàn.
Nguồn dinh dưỡng, thức ăn nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rõ nguồn gốc xuất xứ. Thuốc ngăn ngừa và trị các loại bệnh cần qua chuyên gia y tế kiểm tra kĩ càng trước khi sử dụng.
Tăng cường vệ sinh, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Quần áo, chân tay cần kiểm soát nghiêm khắc mỗi khi ra chuông trại. Khu vực chăn nuôi phải thường xuyên quét dọn, phát quang bụi rậm, loại bỏ những vũng, chum nước đọng, ổ rơm rạ lâu ngày.
Chuồng nuôi thường rải trấu nên việc chú ý đảo xới để trấu không quá khô hoặc quá ẩm là rất cần thiết. Khi trấu có biểu hiện sệt lại nhưng không thành cục là đạt yêu cầu. Cần thường xuyên thay trấu, để tạo sự khô thoáng. Không nuôi nhốt trong không gian quá chật trội và ẩm ướt, phải đảm bảo không bị lạnh hoặc quá nóng. Máng ăn cần sạch sẽ và vệ sinh, phân nếu muốn sử dụng phải ủ vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.
Dùng thuốc và vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng thời hạn, loại vắc xin có tên là Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin , đem hòa với nước hoặc trộn vào thức ăn cho gia cầm, sử dụng cho gà từ lúc 3 ngày tuổi, gà sẽ bắt đầu sản sinh miễn dịch sau 10 ngày và kéo dài cho đến lúc xuất chuồng.
Lưu ý việc sử dụng vắc xin Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin chỉ tác dụng lúc gà chưa mắc bệnh hoặc đang ở thể mãn tính, ở thể cấp tính xảy ra quá nhanh, gần như không còn tác dụng. Vì vậy việc phòng bệnh hơn chữa bệnh được đặt lên hàng đầu, giúp gà có kháng thể và miễn dịch lâu dài. Tránh lây lan, tiết kiệm chi phí chữa trị, hay thiệt hại khó lường trước. Hạn chế tồn dư của thuốc điều trị trong thành phẩm.
IV. Trị bệnh cầu trùng
Trường hợp gia cầm đã mắc phải bệnh cầu trùng, cần cách ly ngay những con đã nhiễm bệnh, cách ly đàn gia cầm nghi bị nhiễm bệnh và theo dõi. Không đem gia cầm bị nhiễm bệnh ra khỏi khu vực đang có dịch.
Sử dụng các loại thuốc : Vinacoc, Hancoc, liều lượng 4g/L nước, uống liên tục trong 5 ngày. Thuốc Nova coc, liều lượng 2g/L nước, sử dụng trong 3 ngày liên tục, sau đó dừng thuốc trong 2 ngày, ngày thứ 3 tiếp tục sử dụng 2 ngày nữa, kết hợp bổ sung vitamin a,b,e, chất điện giải, men tiêu hóa để gia cầm tăng sức đề kháng và hấp thụ được thức ăn. Chú ý chỉ sử dụng 1 loại thuốc, không sử dụng lẫn lộn nhiều loại, chỉ thay đổi theo lứa, hoặc theo quý, tránh để gia cầm nhờn thuốc.
Việc phòng bệnh hơn chữa bệnh cầu trùng ở gia cầm vẫn là phương pháp cần cân nhắc và đặt lên hàng đầu, phù hợp với tiêu chí chăn nuôi trong thời kì hiện đại thương mại hóa, đem lại lợi ích vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm chi phí khám chữa bệnh, gia tăng lợi nhuận kinh tế nông nghiệp. Chúc các bạn thành công và luôn là nhà nông dân thông thái !
Xem thêm: Bệnh gà rù , Bệnh thương hàn gà, Bệnh thiếu vitamin ở gà