946 lượt xem

Bệnh Niu-Cát-Xơn (Gà rù)

benh-ga-ru

Nói về một trong những loại bệnh nguy hiểm bậc nhất của gà, phải nói đến bệnh Niu-Cát-Xơn (Newcastle). Là căn bệnh truyền nhiễm có sức lây lan rất nhanh mà mọi người vẫn gọi là bệnh gà rù. Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chứ không theo mùa nên người chăn nuôi rất khó lường trước, gây ra tỉ lệ chết rất cao ở gà, ảnh hưởng kinh tế trầm trọng. Tuy nhiên, nếu biết cách nhận biết và chủ động phòng chống thì vẫn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh.

I. Nhận biết bệnh Niu cát xơn

Bệnh niu cát xơn ở gà do virus Tortor Furius gây ra, loại virus có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, trong không khí, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăm sóc, thức ăn,thức uống không đảm bảo, bị ô nhiễm,  trong chim hoang, chuột, trong những con gà bệnh khác. Sức lây lan rộng, qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiết dịch. Xảy ra ở mọi lứa tuổi, phát triển nhanh và mạnh, tỉ lệ chết lên đến 90%.

Biểu hiện và bệnh tích của bệnh được chia làm 3 thể

Thể quá cấp

benh-Newcastle
Gà bị rù

Bệnh xảy ra nhanh, gà sớm nguy kịch, có biểu hiện ủ rũ, co giật và chết sau vài giờ.

Thể cấp tính

Ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày, gà tím tái, khó thở, ho hen, dáng vẻ ủ rũ mỏi mệt, cổ rụt, bỏ ăn, tiêu chảy, lông đuôi bết phân, nằm túm đống. Vài ngày tiếp theo sẽ thấy diều chướng hơi, ăn không tiêu, mắt nhằm lờ đờ do viêm. Có biểu hiện sốt cao, xã cánh. Thể trạng gà sẽ xấu đi nhanh chóng, xuất huyết đường tiêu hóa ở diều, dạ dày, tự nhiên gầy rộc đi, hoặc giảm năng suất trứng rõ rệt. Tỉ lệ chết trên 60%.

Thể mãn tính

Thể hiện mạnh ở đường hô hấp, Viêm mũi, chảy dịch mủ, nước dãi chảy thành tia dài. Gà luôn khò khè khó thở, tiếng loặc xoặc phát ra liên tục, cổ dướn dài để hít khí. Gà nằm tụm đống, hoặc đứng lẻ loi, ủ rũ, ngoẹo cổ. Ảnh hưởng nặng đến thần kinh, nên sẽ sớm bại liệt cánh, chân, hay lên cơn động kinh, co giật. Gà cũng kém ăn, bỏ ăn, tiêu chảy, mất nước. Thường chết sau 10 ngày phát bệnh, tỉ lệ tử vong dưới 60%.

Trường hợp gà khỏe sẽ không bị phát bệnh nặng, hoặc đã được tiêm phòng dịch gà rù nhưng chưa đủ liều lượng hoặc chưa đúng phương pháp, gà sẽ ủ bệnh âm ỉ, phát triển bệnh từ từ khó phát hiện. Ban đầu bình thường ,sau đó ăn uống, sức khỏe, sẽ giảm dần dần. Năng suất trứng không giảm những chất lượng kém, vỏ mỏng, dị dạng. Những dấu hiệu bệnh như trên sẽ thể hiện ra dần dần, chết lác đác từng con trong đàn và cứ thế tăng dần.

benh-newscatle-o-ga-1
Biểu hiện của gà khi mắc Newcastle

II. Phòng bênh Niu cát xơn ở gà

Virus Tortor Furius có rất nhiều trong không khí , nhưng dễ dàng bị vô hiệu khi gặp thuốc sát trùng. Bà con nên lưu ý điều này để thường xuyên vệ sinh sát trùng khu vực chuồng trại chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ y tế, nguồn nước và các khu vực lân cận. Cần phát quang bụi rậm và dọn dẹp những điểm có nguy cơ ủ mầm bệnh như chum nước,  vũng nước, cống rãnh, bụi rậm,…

Nghiêm túc thực hiện tiêm vắc xin cho gà từ khi còn nhỏ:

+ Vắc xin Lasota nhỏ mắt, mũi lần 1 vào 5 ngày tuổi, lần 2 vào 2 tuần tuổi.

+ Sau 2 tháng tuổi, các hộ chăn nuôi nên mời thú y tiêm cho gà vắc xin newcastle H1 hoặc  Clone 79, lưu ý nên tiêm vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối để mang lại kết quả tốt hơn.

Đối với gà mới nhập từ nơi khác cần cách ly 30 ngày và theo dõi, sau đó mới cho nhập đàn, không nhập nguồn hàng ở những nơi không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ kiểm dịch.

Gà bệnh cần được cách ly và theo dõi. Không mang gà bệnh ra khỏi khu vực đang có dịch. Tuyệt đối không tiêu thụ, chế biến gà bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc, không vứt rác thải bệnh dịch bừa bãi.

Nghiêm túc chủ động khai báo bệnh dịch kịp thời.

III.Trị bệnh Niu-cát-xơn ở gà

Khi phát hiện ra gà bị mắc Newcastle, cần tách riêng những con bệnh và những con có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi và điều trị, dùng kháng thể gum-newcastle tiêm bắp 1-2ml/ 1con đối với gà dưới 1 tháng tuổi. Trên 1 tháng tuổi dùng vắc xin newcaste H1. Phun thuốc khử trùng chuồng gà 3 ngày 1 lần cho đến khi gà hoàn toàn hết bệnh.

Lưu ý: Kiểm tra rõ hướng  dẫn sử dụng, hạn sử dụng và nguồn gốc vắc xin, ngừng cho gà uống nước trước khi cho uống thuốc khoảng 2-3 tiếng, theo dõi gà khi uống vắc xin. Máng ăn, máng uống cần vệ sinh sạch sẽ, tránh nguồn nước ô nhiễm hoặc phân gà.

Tiêu chí Phòng bệnh hơn Trị bệnh vẫn nên đặt chú trọng lên hàng đầu vì việc chữa trị rất tốn kém, khó khăn và tổn hại nhiều đến chất lượng sau này. Phòng bệnh sẽ giúp gà phát triển hệ miễn dịch cho đến hết đời, đem lại lợi ích vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm chi phí chữa bệnh, đem lại lợi nhuận kinh tế cao và phát triển nông nghiệp bền vững.