2852 lượt xem

Bệnh thiếu vitamin ở gà

Khẩu phần ăn cho gà cần bổ sung đầy đủ khoáng và Vitamin vì chúng có vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc cơ thể, từ cấu trúc của xương đến việc tạo thành vỏ trứng (Ca, P) cho đến chất chống oxy hoá (Vitamin E). Bệnh thiếu vitamin ở gà có thể gây ra những hội chứng đặc trưng ở gà là chậm lớn, lông xấu, giảm sản lượng trứng hoặc giảm tỉ lệ ấp nở.

I. Nguyên nhân và Triệu chứng

1. Thiếu vitamin b1 (Thiamin) và vitamin b2 (Riboflavin)

Gà bị còi cọc, chân yếu do thiếu vitamin B1
Gà chậm lớn, sái chân do thiếu B1

Nguyên nhân:
– Do khẩu phần thức ăn thiếu Vitamin B2,
– Do khẩu phần ăn thiếu cám gạo hoặc dùng quá nhiều bột cá, bột thịt.

Cổ gà bị ngoẹo, dáng dị tật do thiếu vitamin b1 và b2
Gà bị tật do thiếu vitamin B2

Triệu chứng:
– Chậm lớn, kém ăn lông mọc chậm và tiêu chảy.
– Trường hợp nặng, gà có thể liệt hoặc đi bằng 2 đầu gối, ngón chân co quắp vào bên trong.
– Gà mái giảm đẻ và giảm tỷ lệ nở, phôi thiếu long và thường chết vào cuối tuần thứ 2 trong quá trình ấp.

2. Thiếu Vitamin B9 (Axit Folic)

Nguyên nhân:
– Do khẩu phẩn ăn không được cung cấp đầy đủ những nguyên liệu có chứa Axit Folic như premix vitamin tổng hợp, rau xanh, bột, thịt, bột đậu tương,..
– Do bảo quản thức ăn không tốt, chế biến thức ăn ở nhiệt độ quá cao làm mất tác dụng của Axit Folic.

Gà bị chậm lớn do thiếu Vitamin B9
Gà chậm lớn do thiếu Axit Folic

Triệu chứng:
– Chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, ông dẫn trứng không có bóp.

3. Thiếu Vitamin H (Biotin)

Nguyên nhân:
– Thức ăn thiếu các nguyên liệu giàu Biotin như bột cao, gan, bột trứng và không được bổ sung đầy đủ các premix có chứa biotin.
– Do dùng nhiều kháng sinh cho uống hay trộn thức ăn làm cho vi khuẩn đường ruột bị chết không tổng hợp được biotin

Bàn chân gà hình thành các vết nứt do thiếu Vitamin H
Bàn chân gà bị nứt do do thiếu vitamin H

Triệu chứng:
– Gà tăng trọng kém, lông giòn, dễ gẫy và dễ rụng
– Da và niêm mạc khô, trắng, có vẩy
– Ở bàn chân hinh thanh các vết nứt
– Tỉ lệ nở thấp

4. Thiếu Vitamin D3

Nguyên nhân:
– Do khẩu phần ăn thiếu canxi, photpho
– Do chuồng trại thiếu ánh sáng mặt trời buổi sáng mà không được bổ sung đủ Vitamin D2, D3

Gà nuôi trong mô hinh chuông trại dễ dẫn đến thiếu Vitamin D
Mô hình chuồng trại thiếu ánh sáng

Triệu chứng:
Ở gà con và gà dò: Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ lông nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy. Bệnh kéo dài dẫn đến chân khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các đầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết
Ở gà đẻ: Giảm đẻ, trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ. Sau đó ngưng đẻ. Trứng ấp nở thấp.

5. Thiếu vitamin E

Nguyên nhân:
– Do trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin E, thiếu bánh dầu, selen, các axit amin metionin và xystin
– Do tỷ lệ phối hợp các nguyên liệu trong khẩu phần mất cân đối (bắp quá nhiều).

Biểu hiện của đàn gà thiếu Vitamin E
Gà còi cọc, đầu chúi xuống đất

Triệu chứng:
Gà con và gà giò: Gà còi cọc, thiếu máu, đi giật lùi hay đầu chúi xuống đất, co giật, ngón chân co quắp. Thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi.
– Gà đẻ: Trứng đẻ giảm; phôi thường chết vào ngày thứ 4.
Gà trống: Dịch hoàn bị thoái hóa.

6. Thiếu Vitamin A

Nguyên nhân:
– Do khẩu phần ăn thiếu Vitamin A hoặc các tác nhân gây oxy hóa làm mất tác dụng của Vitamin A trong thức ăn.
– Gà bị mắc bệnh cầu trùng hoặc giun sán làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin A

Gà thiếu vitamin A, chậm lớn, lông xù xơ xác
Lông gà xơ xác, mỏ nhợt nhạt

Triệu chứng:
– Triệu chứng thiếu hụt vitamin A ở gà phụ thuộc vào hàm lượng vitamin A có trong thức ăn và thời gian cho ăn những thức ăn thiếu vitamin A.
– Ở gà con: Chậm lớn, đi lại run rẩy; lông xù xơ xác, da chân, mỏ nhợt nhạt, mào khô hoặc teo quắt lại. Kết mạc bị viêm, chảy nước mắt, đổ ghèn chất bã đậu tập trung ở túi kết mạc ( mắt có ghèn). Sau đó có bị mù do biểu mô giác mạc khô và bị sừng hóa.
– Ở gà đẻ: Giảm đẻ, lòng đỏ nhợt nhạt, tỷ lệ nở thấp, kết mạc và giác mạc khô,
chân, da, mào, tích nhợt nhạt và khô.

7. Thiếu Vitamin PP (Nicotinic acid)

Nguyên nhân: Do trong khẩu phần ăn thiếu Vitamin PP ( thành phần có trong cám và các loại rau củ )

Triệu chứng: Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.

khớp chân gà bị sưng do thiếu Vitamin PP
Gà bị sưng khớp

8. Thiếu Choline

Nguyên nhân: Do trong khẩu phần ăn thiếu Choline

Triệu chứng: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ, giảm sản lượng trứng, chân đứng không vững.

9. Vitamin B12

Nguyên nhân: Do trong khẩu phần ăn thiếu Vitamin B12

Triệu chứng: Thiếu máu, chậm lớn và chết phôi

10. Vitamin B5 (Pantothenic acid)

Gà thiếu vitamin b5

Nguyên nhân: Do trong khẩu phần ăn thiếu Vitamin B5

Triệu chứng: Viêm da nhẹ, đóng vẩy cứng ở mô và chân

II. Phòng và điều trị bệnh thiếu Vitamin ở gà

Bà con cần cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà thông qua đường thức ăn và nước uống : 
– Nếu chọn thức ăn hỗn hợp nên chọn từ những đơn vị sản xuất uy tín, sau đó có thể bổ sung thêm lượng thức ăn tự nhiên để bổ sung lượng chất cần thiết.
– Với nguồn thức uống có thể bổ sung lượng chất khoáng cần thiết bằng việc hòa lẫn hỗn hợp và thức uống dành cho gà.

Lưu ý:

  • Chuồng trại cao ráo, thoáng, nhận được ánh sang mặt trời về buổi sáng
  •  Thường xuyên bổ sung bột xương hoặc bột sò vào thức ăn với tỷ lệ thích hợp.
  • Bổ sung thường xuyên liên tục các thuốc bổ, các loại khoáng đa vi lượng cung cấp vitamin và khoáng chất một cách cân đối như: premix vitamin, vitamin B conflex, vitamin A, D, E, C,…
  • Vimeperos: 5g cho 1.000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ.
    • Vimix Plus: lg pha cho 1 lít nước.
    • Aminovit: Gói 100g pha cho 500 lít nước uống.
    • Biotin: lkg dùng để trộn cho 1 tấn thức ăn.
    • Vitaral: lml pha cho 1 lít nước.

Điều trị:

Khi gà có dấu hiệu bệnh về dinh dưỡng, thì phải bổ sung vào khẩu phần thức ăn và nước uống các loại premix vitamin hoặc premix khoáng. Ngoài ra khi điều trị các bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng việc bổ sung khoáng và vitamin cũng cần thiết.

CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI THÀNH CÔNG !

Xem thêm: Chăm sóc gà con mới nở đúng cách