2863 lượt xem

Bệnh thương hàn ở gà

Gà ủ rũ do thương hàn

Đối với bà con chăn nuôi gia cầm thì ngoài việc chọn được nguồn giống đảm bảo để có được đàn gà khỏe mạnh thì trong quá trình nuôi cũng cần phải chý ý tránh để gia cầm nhiễm một số loại bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như giá trị kinh tế. Một số loại bệnh gia cầm hay mắc như: cúm, thương hàn, mổ cắn nhau…Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến 1 loại bệnh đó là bệnh thương hàn ở gà.

Bệnh thương hàn ở gà (nếu xảy ra ở gà con thì gọi là bệnh bạch lỵ) là bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella gây ra. Diễn biến bệnh phức tạp và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi ở gà. Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng. Nên nếu  không có cách điều trị bệnh thương hàn gà tận gốc và nhanh chóng nhất có thể gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi,

I. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thương hàn ở gà hay còn được gọi là bệnh Salmonella, bệnh cảm thương hàn. Do vi khuẩn Salmonella gây nên ở gia cầm, đặc biệt là gà, gà chọi. Sự nguy hiểm của bệnh này là có tốc độ lây lan cực nhanh. Và có thể gây bệnh cho gà ở mọi độ tuổi, diễn biến bệnh khá phức tạp. Mầm bệnh có thể lây lan và xâm nhập vào cả trứng và đặc trưng bởi tiêu chảy phân trắng và có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng cao sau khi gà nở khoảng 7-10 ngày. Biểu hiện của bệnh khá giống với triệu chứng các bệnh khác. Nên nếu không để ý bà con có thể sẽ nhầm lẫn bệnh thương hàn ở gà với những bệnh khác. Bệnh thương hàn gà thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hoặc do môi trường chuồng trại ẩm thấp, không được vệ sinh thường xuyên. Bệnh thương hàn ở gà chủ yếu lây lan theo 3 con đường, cụ thể bao gồm:

– Lây trực tiếp từ gà mẹ qua gà con thông qua phôi hoặc vỏ trứng (vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào trong máy ấp trứng và truyền lây cho gà con.)

–  Gà bị bệnh lây sang cho những con khỏe mạnh (gà con mới nở trong máy ấp trứng bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy; hoặc gà bệnh hay gà sống sót sau bệnh trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác)

– Lây gián tiếp qua việc dùng chung thức ăn, ước uống. Hoặc tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi, chất thải bị nhiễm bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh.

Tuy nhiên 2 con đường từ mẹ sang con và từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh là hai con đường lây lan chủ yếu của bệnh thương hàn gà.

Gà bị bệnh thương hàn thì sẽ có những triệu chứng đặc trưng sau. (Bà con tham khảo xác định bệnh chính xác và kịp thời)

– Gà ủ rũ, bỏ ăn, thường xù lông, khô chân.

– Đi ngoài phân xanh, phân trắng, có lẫn máu hoặc chất nhầy. Hậu môn bết dính phân.

– Gà bị khó tiêu, thức ăn đóng cục gây chướng diều.

– Gà chậm lớn, lông trở nên xơ xác.

– Với gà đẻ trừng thì giảm đẻ, giảm lượng trứng. Trứng gà thường méo mó, nhạt màu, vỏ mỏng, sần sùi. Trứng nhỏ hơn và dễ vỡ hơn bình thường.

II. Bệnh tích của bệnh thương hàn ở gà

Với diễn biến bệnh phức tạp và triệu chứng bệnh. Nhiều bà con không phát hiện bệnh kịp thời khiến gà xuống sức, suy nhược mà chết. Để thấy rõ được tình trạng bệnh khi gà bị bệnh thương hàn, gà ăn không tiêu, gà ỉa phân trắng. Bà con có thể xem bệnh tích của gà với những dấu hiệu sau.

– Gà con chết vào những ngày đầu, thấy lòng đỏ có màu vàng xanh, có độ lớn như lúc mới nở, tức là lòng đỏ không tiêu, gan và phổi xung huyết. 

– Da gà trở nên sậm màu, cơ thể gầy nhược.

– Gan và lá lạch gà bị sưng, xuất hiện các nốt hoại tử màu vàng nhạt và màu trắng xám, gà ỉa ra phân sống

– Túi mật to, ruột bị viêm đó và có thể bị lở loét.

– Gà bị viêm phúc mạc, viêm buồng trứng và cơ tim. Bụng xệ xuống, chứa nhiều nước.

Những biểu hiện để nhận biết bệnh thương hàn ở gà
Biểu hiện của bệnh thương hàn ở gà

III. Phương pháp điều trị bệnh thương hàn ở gà hiệu quả nhanh nhất

Điều đầu tiên bà con cần lưu ý là phải cách ly những con gà bị bệnh khỏi những con khỏe mạnh. Để tránh việc lây bệnh trong đàn. Sau đó mới tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh. Và bổ sung các loại thuốc hỗ trợ tăng cường thể lực, bù nước cho gà.

Để điều trị bệnh thương hàn ở gà thì dùng thuốc kháng sinh là cách hiệu quả nhất. Pha thuốc vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà ăn trong 7 ngày liên tục. Để điều trị triệt để, dứt điểm và không bị tái phát nữa. Có thể dùng một trong các loại thuốc kháng sinh sau FLORFENICOL, GENTAMYCIN + COLISTIN, ENROFLOXACIN, FLUMEQUIN, OXYTETRACYCLINE, TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL, NORFLOXACIN

Bên cạnh đó, bà con có thể dùng thêm kháng thể E.coli cho gà. Khi gà bị bệnh thương hàn ghép E.coli. Cho uống 2 lần/ ngày, cho uống liên tục trong 3 ngày.

– Cung cấp dinh dưỡng, bù nước cho gà.: Trong thời gian gà bị bệnh thương hàn, bà con cần cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, chất điện giải. Để bù nước cho gà, tăng sức đề kháng. Giúp gà nhanh chóng bình phục hơn.

Bà con có thể dùng một số chất điện giải, khoáng chết, kháng thể sau:

+ Điện giải Gluco – KC + vitamin Bcomplex + Vitamin ADE + men tiêu hóa. Cho gà uống trong khoảng 15 ngày.

+ Bổ sung vitamin ADE + khoáng chất Premix + vitamin Bcomplex + men tiêu hóa. Trộn cùng với thức ăn cho gà ăn, duy trì ăn trong 2 tháng đề bù chất cho gà.

+ Thực hiện kết hợp cho gà uống kháng sinh trị bệnh. Và bổ sung khoáng chất tăng hỗ trợ tăng cường thể lực cho gà. Thì gà bị bệnh thương hàn ở gà sẽ khỏi nhanh và nhanh chóng khôi phục lại sức khỏe và phong độ như trước.

IV. Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Việc phòng bệnh thương hàn ở gà là điều cần ưu tiên hơn so với việc điều trị. Giữ gìn môi trường chuồng nuôi sạch sẽ, tiêm vacxin thương hàn theo lịch tiêm chủng. Là hai điều sư kê cần chú ý nhất. Thực hiện các bước phòng bệnh thương hàn ở gà như sau:

– Vệ sinh, khử trùng và tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Như máng ăn, máng uống, trong và ngoài chuồng nuôi.

– Đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng, mát mẻ vào ban ngày và ấm áp vào ban đêm.

– Không để môi trường chuồng nuôi ẩm thấp, sẽ tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh.

– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của gà. Dùng vacxin thương hàn cho gà định kỳ theo đúng lịch tiêm phòng cho gà. Có thể dùng các loại thuốc sau Hupha – Colimox hoặc Hupha – Floral hoặc E 10000 – U.

– Bổ sung Multivitamix + Hupha – điện giải + thuốc bổ gan + men tiêu hóa sống. Giúp bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất, chất điện giải, tăng đề kháng cho gà.

Lưu ý trong cách phòng bệnh thương hàn gà.

Với bệnh thương hàn, thời gian phục hồi lại phong độ của gà khá dài nên bà con không nên quá vội vàng khi thấy gà vừa hết bệnh là ngừng việc chăm sóc, bổ sung vitamin cho gà. Và đặc biệt là không tiếp tục quan sát bệnh. Cần lưu ý gà mái đẻ bị bệnh, vì thường gà mẹ bị bệnh thì gà con cũng rất dễ bị lây bệnh nên bà con cần quan sát gà sát sao để tránh bệnh lại bùng phát, gà bị tái phát.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh thương hàn ở gà. Các triệu chứng và bệnh tích của bệnh thương hàn gà. Cách phòng bệnh và trị bệnh cảm thương hàn,  những lưu ý để gà bị bệnh thương hàn nhanh khỏi bệnh, phục hồi bệnh nhanh và không bị tái bệnh trong đàn.