2258 lượt xem

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

tu-huyet-trung2

Tụ huyết trùng ( bệnh toi gà ) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính và thường xuyên xảy ra ở gà trên mọi lứa tuổi. Tốc độ phát triển bệnh lý cộng với khả năng lây lan rất nhanh khiến cho bệnh này trở thành một trong những mối nguy hiểm của bà con trong quá trình chăn nuôi gà. Chính vì thế, bà con cần phải nắm rõ bản chất của nguồn bệnh cũng như cách phòng và chữa trị căn bệnh này để tránh hậu quả xấu do dịch bệnh có thể gây ra cho đàn gà nhà mình.

I.NGUYÊN NHÂN

1.Chất chứa vi rút gây bệnh 

– Máu 

– Phổi

– Các chất tiết của đường hô hấp 

2. Đường xâm nhập

– Chủ yếu bệnh này xâm nhập qua đường hô hấp

– Lây qua đường tiêu hóa : thức ăn, nước uống

3. Phương thức lây bệnh 

– TRỰC TIẾP

– GIÁN TIẾP

4. Cơ chế sinh bệnh 

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thế ->  Sinh sản tại chỗ – > Vào máu –> Gây nhiễm trùng huyết hoặc -> vào cơ quan phủ tạng -> viêm, hoại tử hoặc gây chết .

II. Triệu chứng

Ở thể quá cấp tính : Những con mắc bệnh đầu tiên mắc bệnh sẽ bị chết mà chưa kịp có một triệu chứng bệnh nào hoặc bà con chỉ nhận thấy con gà ủ rũ, mệt mỏi và chết sau 1-2h, chết rất nhanh.

tu-huyet-trung

Ở thể Cấp tính :  gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp, mào tím tái. Quan sát thấy miệng có nhớt màu đục, thở khò khè. Phân loãng từ màu nhạt chuyển dần sang màu xanh sẫm có chứa dịch nhầy và gà chết sau 24-72 giờ phát bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

tu-huyet-trung

– Ở thể mãn tính ( ít xảy ra hơn) : gà gầy còm, chảy nhiều nước dãi, mào tích bị sưng, tủy thủng, mắt bị viêm kết mạc. Đồng thời cũng xảy ra một số hiện tượng như viêm khớp, xương bàn chân sưng to, thở khó và có âm rè rè,…

tu-huyet-trung2

Bệnh tích : khi mổ khám gà bị chết bất thình lình chúng ta thường sẽ ko thấy được các bệnh tích điển hình mà chỉ thấy đc các hiện tượng tụ huyết và xuất huyết ở các xoang cũng như các phủ tạng con gà:

+ Tim : sưng , xuất huyết và viêm ngoại tâm màng.

+ Ruột : bị viêm, xuất huyết lòng ruột . 

tu-huyet-trung3

 

+ Gan : sưng và có những nốt hoại tử.tu-huyet-trung4

 

+ Phổi : tụ huyết , xuất huyết và viêm màng phổitu-huyet-trung5

 

Buồng trứng xung huyết và xuất huyết

tu-huyet-trung6

III. CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH 

Phòng bệnh luôn là giải pháp tốt nhất giúp giữ cho đàn gà luôn khỏe mạnh và tối ưu nhất là nên cho gà tiêm vắc xin tụ huyết trùng đầy đủ.

1. Phòng bệnh 

Khi mua gà giống, bà con cần thực hiện cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn. Chú ý theo dõi gà để phát hiện bệnh nếu có.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại hàng tuần, làm sạch máng ăn, máng uống. Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch cho đàn gia cầm.

Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB.

Sát trùng toàn bộ khu vực trang trại 2 – 3 lần/tháng với ULTRAXIDE liều 4-6ml/1 lít nước.

Tăng cường sức đề kháng :

Dùng AMILYTE hoặc UNISOL hoặc VITROLYTE : để tăng lực, cung cấp điện   giải cho cơ thể gà

thuoc-tu-huyet-trung

Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN : để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận

thuoc-tu-huyet-trung2

 

Dùng ZYMEPRO hoặc PERFECTZYME : để bổ sung men tiêu hóa

thuoc-tu-huyet-trung3

Hiện nay, loại vắc xin đang được bà con sử dụng phổ biến là vắc xin vô hoạt được sản xuất ở trong nước. Chuyên dành để tiêm phòng bệnh tụ huyêt trắng cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dưới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.

2. Trị bệnh: Có thể áp dụng phác đồ sau đây để điều trị cho gà

– Đầu tiên, tách những con gà bị bệnh ra khỏi những con gà khỏe mạnh

– Điều trị gà ốm bằng thuốc FLORFENICOL hoặc AMOXYCILLIN hay ENROFLOXACIN 1 lần 1 ngày.

Cụ thể:

Nếu đàn ít nhỏ lẻ ta dùng:
+ Streptomycin 1g pha với 10ml nướ c cất tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lần hoăc̣ (Kanamycin + Tiamulin) 1ml/3kg P/ngày
Nếu đàn số lượng nhiều ta dùng một trong các loaị thuốc phòng ở trên để chữa bệnh ̣và tăng liều gấp đôi

  • Ngoài ra, cho chúng uống chất điện giải Gluco C trong 10 ngày và bổ sung vitamin A, D, E, B Complex trong 1 tháng sau đó.
  • Có thể dùng nước tỏi đặc, cho uống 2 lần/ ngày trong vòng 5 ngày.

Trong và sau khi điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà, cần vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng chuyên dụng.

Các loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà phổ biến đều được dùng trong điều trị bệnh ecoli ở gà hoặc bạch lỵ đều dùng được cho phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà. Một trong các loại thuốc thường được sử dụng là: ( tất cả đều sử dụng trong 3 ngày )

    • Flumequin-20: 20ml/100kg P/ngày 
    • Flumex-30: 15ml/100kg P/ngày 
    • Norflox-10: 25ml/100kg P/ngày 
    • Enro-10: 25ml/100kg P/ngày 
    • T. Colivit: 20g/100kg P/ngày
    • T. Avimycin: 20g/100kg P/ngày 
    • T. Flox. C: 20g/100kg P/ngày 
    • T. Umgiaca: 20g/100kg P/ngày 

Để bệnh không tái phát, nên phối hợp sử dụng với kháng sinh chống tụ huyết trùng để điều trị cho gà. Sau đó, cần tiêm vắc xin tụ huyết trùng sau 2 tuần khỏi bệnh nhằm tạo miễn dịch cho gia cầm.

 

 

  • Lưu ý: Bà con không nên ăn thịt gà chết do bị bệnh tụ huyết trùng dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

CHÚC BÀ CON CHĂN NUÔI THÀNH CÔNG !