I. Hiện tượng gà mổ cắn nhau
Hiện tượng cắn mổ lông nhau là 1 hội trứng thường gặp trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là trong môi trường nuôi tập chung công nghiệp. Hiện tượng này xảy ra ở cả Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Hiện tượng gia cầm mổ lông nhau tuy không phải là 1 loại bệnh nhưng nếu xảy ra với số lượng nhiều và trong thời gian dài thì có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Lý do là bởi người chăn nuôi thường chủ quan với hiện tượng này do nó xảy ra kéo dài và con vật không chết ngay. Hiện tượng mổ cắn nhau xảy ra ở tất cả các đàn gia cầm và thủy cầm nhưng phổ biến nhất là ở gà. Biểu hiện ban đầu là gia cầm rụng lông 1 cách bất thường, lúc đầu rụng lông cánh, vùng lưng, góc đuôi và ở ngực, sau xuất hiện thêm vết sứt sẹo trên thân, đó là do gia cầm mổ lông nhau, mổ ngón chân, đuôi và đặc biệt là ở phần hậu môn của nhau.
Khi trong đàn xảy ra hiện tượng cắn mổ gà thường rượt đuổi nhau, khởi đầu chỉ 1 vài con trong đàn cắn mổ, khi gà có hiện tượng chảy máu sẽ kích thích những con khác. Đặc biệt những con gà bị mổ ta thường thấy bị chậm lớn, còi cọc, trường hợp nặng sẽ bị những con khác đổ xô vào mổ dẫn tới con vật bị nhiễm trùng và chết. Trong trường hợp nhẹ, gà thường bị trụi lông, mẫu mã xấu, giá thành không cao. Nếu không can thiệp kịp thời ngay từ đầu sẽ dẫn tới bùng phát trong toàn đàn gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Để khắc phục hiện tượng này, bà con chăn nuôi cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra.
II. Nguyên nhân
Hiện tượng cắn mổ nhau được xác định là do 3 nguyên nhân chính:
- Do chăm sóc, nuôi dưỡng: như thiếu thức ăn, nước uống, khẩu phần ăn mất cân đối.
- Do điều kiện môi trường và quản lý như mật độ nuôi nhốt quá đông, thời tiết quá nóng, cường độ ánh sáng quá cao và kích thích kéo dài.
- Do di truyền và tập tính của đàn gia cầm.
III. Giải pháp khắc phục hiện tượng gà mổ cắn nhau
- Để phát triển bình thường, đàn gà nói riêng và gia cầm nói chung cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, muối khoáng và chất xơ. Việc thiếu thức ăn, mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu không gian của máng ăn và máng uống sẽ khiến gà cắn mổ nhau.
- Điều kiện môi trường: đối với gà điều kiện môi trường thích hợp như sau:* Nhiệt độ:– Gà từ 1-3 tuần tuổi: nhiệt độ sưởi là 300c- 320c– Gà từ 3-6 tuần tuổi: nhiệt độ sưởi là 250c- 280c
– Gà từ 6-8 tuần tuổi: nhiệt độ sưởi là 200c- 220c
– Sau 8 tuần tuổi: nhiệt độ sưởi là 180c- 200c
* Độ ẩm: từ 60%- 65%.
*Cường độ ánh sáng cần dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5m, với cường độ ánh sáng tùy theo tuổi gà:
– Gà từ 1 đến 20 ngày tuổi: cường độ là 5w/m2.
– Gà từ 21 đến 40 ngày tuổi: cường độ là 3w/m2.
– Gà từ 41 đến 66 ngày tuổi: cường độ là 1,4w/m2.
Thời gian chiếu sáng: 2 tuần đầu chiếu 24/24h, sau đó cứ mỗi tuần giảm đi 20- 30 phút.
Nếu nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng vượt ngưỡng trên sẽ khiến gà căng thẳng, dễ bị kích động và trở lên hiếu chiến.
- Tập tính sống của con vật cũng liên quan đến hội chứng này, đặc biệt tập tính của gà là tìm bới để kiếm thức ăn, nếu trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập tính này không được phát huy sẽ dẫn tới việc mổ cắn nhau.Mặt khác, gà thường có tính tò mò, nếu nuôi trộn lẫn gà có độ tuổi khác nhau hay có những đặc điểm ngoại hình khác nhau vào chung 1 đàn sẽ kích thích tò mò của gà dẫn đến gà mổ cắn nhau. Nếu trong đàn có những con bị què, còi cọc, có màu sắc lông khác nhau và những con có tổn thương trên cơ thể (tổn thương gây ra chảy máu) sẽ gây ra sự chú ý của những con khác trong đàn.Như vậy, những con bị tật vừa là nạn nhân vừa là nhân tố gây kích thích cắn mổ nhau. Đê khắc phục tình trạng này, chuồng nuôi cần có diện tích phù hợp theo từng mùa và theo từng độ tuổi của gà.
Vào mùa đông:
– Gà từ 1-10 ngày tuổi: nuôi nhốt 40-50 con/m2
– Gà từ 11-30 ngày tuổi: nuôi nhốt 20-25 con/m2
– Gà từ 31-45 ngày tuổi: nuôi nhốt 15-20 con/m2
– Gà từ 46-60 ngày tuổi: nuôi nhốt 12-15 con/m2
Vào mùa hè: mật độ nuôi có thể giảm 10% so với mùa đông.
Mật độ này cũng tương tự như trên đối với các đàn gia cầm và thủy cầm khác.
Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp có vai trò rất lớn trong hạn chế hiện tượng tấn công và mổ cắn nhau.
Tách dãn đàn theo mật độ nuôi phù hợp là biện pháp hiệu quả trên đàn gia cầm, tuy nhiên chúng cắn mổ nhau bằng mỏ nhọn, dễ gây tổn thương nặng nên giải pháp thường dùng là cắt mỏ. Cắt mỏ nên dùng dao nhiệt để tránh chảy máu, nên dùng máy cắt tự động.
– Gà nuôi thịt cắt mỏ từ lúc 7-10 ngày tuổi, gà hậu bị cắt lúc 7-8 tuần tuổi hoặc 12-16 tuần tuổi.
– Đối với gà con, cắt cả 2 mỏ cùng 1 lúc, mỏ trên cắt 1/3-1/4 tình từ đầu mỏ đến lỗ mũi.
– Gà hậu bị mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới dài hơn, cách vết cắt của mỏ trên 3mm.
Chú ý: chỉ nên cắt mỏ vào những hôm trời mát, mùa nóng chỉ nên làm vào buổi sáng sớm.
Bên cạnh giải pháp cắt mỏ, 1 số hộ chăn nuôi lại áp dụng phương pháp hạn chế tầm nhìn của gia cầm bằng cách đeo kính cho chúng.
Tuy có nhiều cách khác nhau để khắc phục hiện tượng gia cầm cắn mổ lông nhau nhưng để hạn chế hiện tượng này 1 cách triệt để và hiệu quả thì bà con cần áp dụng phương pháp tổng hợp. Theo đó, người chăn nuôi cần phải đảm bảo dinh dưỡng theo khẩu phần nuôi theo đúng lứa tuổi và giống, bổ sung đầy đủ chất đạm, khoáng đa lượng, vi lượng, các loại vitamin A, C, K. Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho gà, nhất là trong giai đoạn mọc lông, khi gà hậu bị đang thay lông và giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao. Phải tuân thủ chế độ ánh sáng trong quy trình của từng giống, nhiệt độ và độ ẩm cần giữ ở mức hợp lý tránh gây căng thẳng và kích thích cho con vật. Cần nhanh chóng cách ly, loại bỏ khỏi đàn những con bị thương đồng thời dùng xanh ethylen bôi vào vết thương để chống nhiễm trùng và tránh gà tiếp tục bị mổ. Cho gia cầm uống Catosal với liều 1 cc/2 lít nước, liên tục trong 3 ngày. Hàng rào của chuồng trại không được có vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây ra các thương tích khác. Có thể bỏ thêm các bó rau xanh vào chuồng cho gia cầm ăn để thỏa mãn tập tính tìm kiếm, đào bới mồi của chúng.