I. Sự cần thiết của việc soi trứng
Để đạt được tỷ lệ trứng nở cao, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, bà con đang chuyển dần từ phương pháp ấp trứng tự nhiên tức là cho gà mẹ ấp bằng phương pháp hiện đại hơn đó là dùng máy ấp trứng. Tuy nhiên không phải trứng nào đưa vào máy ấp trứng cũng có thể nở được. Trứng không nở cũng có nhiều nguyên nhân, vì vậy bà con cần phải có bước soi trứng. Soi trứng là việc chúng ta dùng nguồn ánh sáng mạnh từ đèn pin, bóng điện… tác động chiếu vào quả trứng theo cách thích hợp sao cho có thể quan sát được phần bên trong quả trứng như phôi trứng, các mạch máu, màu sắc bên trong trứng…
Trong quá trình ấp trứng, dù là ấp bằng máy ấp trứng hiện đại hay máy ấp trứng mini tự chế thì soi trứng là thao tác bắt buộc nhằm nhận biết trứng có trống (cồ), trứng phôi yếu, trứng vỡ vỏ. Việc nhận biết đúng loại trứng và loại bỏ sớm những trứng không có khả năng nở sẽ góp phần nâng cao tỉ lệ nở, tiết kiệm không gian thùng ấp, không gây ảnh hưởng tới các trứng còn lại…. Đây là công việc rất quan trọng vì có thể kiểm soát được chất lượng trứng có phôi (có cồ) hay không để điều chỉnh mật gà trống mái, chất lượng gà bố mẹ cho hợp lý. Trong trường hợp trứng có sống ta có thể theo dõi được tỷ lệ trứng chết phôi nhiều hay ít để điều chỉnh nhiệt độ ấp trứng cho phù hợp.Trong quá trình ấp trứng, dù là ấp bằng máy ấp trứng hiện đại hay máy ấp trứng mini tự chế thì soi trứng là thao tác bắt buộc nhằm nhận biết trứng có trống (cồ), trứng phôi yếu, trứng vỡ vỏ. Việc nhận biết đúng loại trứng và loại bỏ sớm những trứng không có khả năng nở sẽ góp phần nâng cao tỉ lệ nở, tiết kiệm không gian thùng ấp, không gây ảnh hưởng tới các trứng còn lại…. Đây là công việc rất quan trọng vì có thể kiểm soát được chất lượng trứng có phôi (có cồ) hay không để điều chỉnh mật gà trống mái, chất lượng gà bố mẹ cho hợp lý. Trong trường hợp trứng có sống ta có thể theo dõi được tỷ lệ trứng chết phôi nhiều hay ít để điều chỉnh nhiệt độ ấp trứng cho phù hợp.
I. Dụng cụ soi trứng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy soi trứng, dụng cụ soi trứng hiệu quả tuy nhiên giá thanh tương đối cao, nếu chỉ ở mức chăn nuôi hộ gia đình vừa và nhỏ bà con có thể tự trang bị cho mình 1 thiết bị soi đơn giản, tiết kiệm chi phí và hiệu quả như bên dưới hoặc bà con có lấy ánh sáng đèn flash điện thoại để soi.
II.Cách soi trứng
Để nguồn sáng chiếu vào đầu to của trứng sau đó nhìn ngang quả trứng để quan sát hiện tượng. Nên soi trong bóng tối.
Việc soi trứng và kiểm tra phôi thường được thực hiện ở 3 giai đoạn:
Lần thứ 1
Trứng sau khi được ấp 6 ngày, để biết được trứng có phôi (có các mạch máu bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen gọi là phôi di chuyển bên trong trứng) loại bỏ trứng không phôi và chết phôi qua các đặc điểm sau:
+ Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn.
+ Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi.
+ Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt.
+ Đôi khi buồng khí khá lớn.
+ Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát
buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang.
Phôi trứng phát triển tốt thì phôi nằm chìm sâu trong lòng đỏ, chỗ phôi nằm có màu trắng đục mờ, hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển mạnh, có có buồng khí nhỏ, soi trứng có màu hồng.
Phôi trứng phát triển yếu thì phôi không nằm sâu trong lòng đỏ mà nằm gần vỏ, túi nước ối nhỏ, hệ thống mạch máu lòng đỏ phát triển yếu, buồng khí khá lớn, soi trứng có màu hồng nhạt.
Nguyên nhân chết phôi
– Trứng bảo quản không tốt, quá lâu.
– Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà sinh sản kém: bị thiếu vitamin A, D,E,B kéo dài, thiếu khoáng vi lượng.
– Chế độ ấp không thích hợp, nhiệt quá cao.
Lần thứ 2
ngày 11, phải soi đầu nhọn của trứng, cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa, phôi sống giống như lúc 6 ngày tuổi tuy nhiên
phôi lớn hơn nhiều và di chuyển bên trong trứng với động tác mạnh mẻ hơn.
Phôi trứng phát triển tốt thì màng niệu nang đã khép kín ở phía đầu nhọn của trứng, bao bọc toàn bộ bên trong trừ buồng khí, các mạch máu phải nhiều, to và căng
Chú ý loại tiếp những trứng chết phôi qua các đặc điểm sau:
+ Phôi không chuyển động.
+ Trứng có màu nâu sẫm, do mạch máu bị vỡ, máu đen.
+ Sờ vỏ trứng lạnh
Nguyên nhân làm trứng chết phôi trong giai đoạn này:
– Do khẩu phần ăn của gà bố mẹ thiếu chất: Gà bố mẹ ăn thiếu chất làm cho chất lượng trứng thấp nên trứng chết phôi. Nếu gà bố mẹ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin E và khoáng (vitamin B12).
– Thời gian bảo quản trứng lâu: Nếu thời gian bảo quản trước khi ấp lớn hơn 10 ngày thì sẽ làm cho phôi có sức sống yếu, dễ bị chết phôi và có khi hỏng trước khi hình thành phôi.
– Đảo trứng không tốt: Nếu đảo trứng tối thiểu không đủ 3 lần/ngày hoặc góc đảo không chuẩn sẽ làm phôi bị sát vỏ, hệ thống mạch máu phát triển kém dẫn đến phôi không nhận đủ dinh dưỡng yếu dần và chết. Chú ý, soi trứng phải nhanh, để đưa vào máy ấp trứng ngay kẻo trứng bị mất nhiệt. Phòng soi trứng phải đảm bảo ấm, sạch và không bật quạt máy.
Lần thứ 3
Ấp được 18 -19 ngày. Mặc dù ở giai đoạn này phôi phát triển hoàn toàn thành gà con nhưng vẫn phải kiểm tra để biết sức sóng của gà con trong trứng và biết những trứng phôi phát triển không hoàn toàn và phôi đã bị chết sau 11 ngày ấp. Từ đó để biết chế độ nuôi dưỡng đàn gà bố mẹ và các chế độ ấp có đảm bảo hay không. Lần thứ 3: ấp được 18 -19 ngày. Mặc dù ở giai đoạn này phôi phát triển hoàn toàn thành gà con nhưng vẫn phải kiểm tra để biết sức sóng của gà con trong trứng và biết những trứng phôi phát triển không hoàn toàn và phôi đã bị chết sau 11 ngày ấp. Từ đó để biết chế độ nuôi dưỡng đàn gà bố mẹ và các chế độ ấp có đảm bảo hay không.
– Những trứng khi soi thấy màng niệu nang gồm buồng khí, đầu nhọn trứng tối sẫm, buồng khí lớn, thấy rõ cổ gà con ngọ nguậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có khả năng nở toàn bộ và sớm.- Những trứng khi soi thấy màng niệu nang gồm buồng khí, đầu nhọn trứng tối sẫm, buồng khí lớn, thấy rõ cổ gà con ngọ nguậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có khả năng nở toàn bộ và sớm. – Những trứng khi soi thấy màng niệu nang đã tiếp giáp với buồng khí, đầu nhọn của trứng tối sẫm nhưng đầu gà con chưa nhô lên buồng khí. Những trứng có phôi phát triển như vậy là bình thường nhưng nở chậm hơn loại thứ nhất.
– Đầu nhọn của trứng còn có chỗ sáng, chưa sẫm hẳn, nguyên nhân ở đó còn có lòng trắng chưa tiêu hết. Loại trứng này phôi phát triển không bình thường, có tỷ lệ chết cao và nở kém, gà mổ vỏ nhưng không chui ra được hoặc khi nở ra túi lòng đỏ nằm ngoài xoang bụng.
-Những trứng có phôi phát triển không hoàn chỉnh. Đầu nhọn còn sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, mạch máu chưa teo biến đi, buồng khí nhỏ. Gà nở cuối cùng xấu và yếu, hoặc bị sát vỏ. Nguyên nhân chính là chế độ ấp không bảo đảm.
Loại bỏ trứng chết phôi và trứng thối qua các đặc điểm sau: khi soi trứng thấy có màu vàng sáng do không có phôi hoặc phôi chết sớm; các trứng có vỏ rạn nứt, sùi bọt nâu và có màu đen (trứng thối).
Nguyên nhân chết phôi, hỏng trứng: Trong khoảng thời gian từ 15 ngày đến nở nếu trứng bị chết phôi thì có thể do nguyên nhân nhiệt độ ấp trứng cao hơn bình thường. Ở khoảng thời gian này quá trình trao đổi chất trong trứng diễn ra mạnh mẽ làm nhiệt độ trứng tăng. Do đó quá trình này cần nhiệt độ ấp trứng thấp hơn nhiệt độ ở giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ tăng cao sẽ làm chết phôi hoặc trứng sát vỏ, gà con bị dị tật, gà nở ra yếu.
Cách khắc phục: Nếu cho gà mẹ ấp trứng chỉ ấp vào mùa ấm áp, mát mẻ như mùa xuân, mùa thu… Nên sử dụng máy ấp trứng để kiểm soát nhiệt độ tốt hơn. Nếu sử dụng máy ấp trứng thường xuyên theo dõi nhiệt độ ấp để đảm bảo nhiệt độ ấp trứng phù hợp với từng giai đoạn.
Trứng đã sẵn sàng nở sẽ có các dấu hiệu sau:
⦁ Khi soi đầu nhọn của trứng đã thấy tối sẫm hoàn toàn.
⦁ Khi soi đầu nhọn của trứng đã thấy tối sẫm hoàn toàn⦁ Buồng khí thường chiếm 1/3 thể tích trứng.
⦁ Màng niệu nang chỗ tiếp giáp với buồng khí có máu tối sẫm, không còn sáng mờ hoặc có hình mạch máu.
Bà con có thể tham khảo quy trình phát triển của trứng theo từng ngày ở hình minh họa phía dưới. Chúc bà con thành công.